Saturday, December 28, 2013

Đề: Biểu cảm về cây phượng

  Bài làm
       
             Trong mỗi chúng ta, nếu đã trải qua thời áo trắng đến trường, ắt hẳn mỗi người đều mang một kỷ niệm đặc biệt, gắn liền với phượng vỹ. Từ bao giờ, phượng vỹ trở thành biểu hiện của mùa hè và của tuổi học trò
                Phượng là giống cây ngoại nhập do người Pháp mang từ các thuộc địa Nam Mỹ đến trồng ở nước ta từ đầu thế kỷ XX. Phượng thuộc vào loại thân mộc, cao khoảng 6-12 mét, với tàn lá xoè rộng như chiếc dù lớn, với những cành dài khoảng 20-40cm, dầy đặc những lá kép nhỏ li ti. Hình dáng lá khiến ta liên tưởng đến đuôi chim phượng, một loài chim đẹp được nói đến trong truyền thuyết dân gian. Hoa phượng đỏ thẫm, với năm cánh hoa xoè rộng. Cánh hoa đỏ thẫm với những đốm đậm li ti trên cánh, hơi quăn góc, và thô hơn những cánh còn lại. Bên trong nhụy hoa là phấn hoa thu hút ong bướm. Sau khi hoa tàn, từ đài hoa mọc ra trái phượng, dẹp và dài ,khi chín đen thẫm và vỏ cứng, với hạt phượng mầu nâu thẫm bên trong. Ở những miền quê Việt nam, đôi lúc hạt phượng được đem rang trong cát để ăn vì có nhiều dầu, vị bùi bùi thơm thơm.  Cây cho vỏ và rễ làm thuốc hạ nhiệt,chống sốt. Vỏ cây có thể sắc nước uống trị sốt rét, đầy bụng, tê thấp, giảm huyết áp. Lá trị tê thấp và đầy hơi. Trong ngành tinh chế hóa chất, hương và dầu thơm của phượng vỹ được dùng trong việc xoa bóp làm giảm căng thẳng cơ bắp. Hương phượng vỹ giúp chúng ta có thể tách rời khỏi những phiền toái, và những cuộc tranh cãi không cần thiết. Biết sử dụng hương hoa phượng, người ta có thể thoải mái hơn, cũng như cảm thấy nhẹ nhàng hơn .
     Với sắc hoa  rực rỡ, phượng nở hoa từ khoảng tháng 4 đến tháng 6, tùy theo khu vực.và mùa phượng vỹ thường kéo dài, từ tháng năm, cho đến cuối tháng chín. Vì cái đẹp của phượng vỹ, và vì sự bền bỉ của cây phượng qua bao nhiêu năm tháng, dù trụi cành giữa mùa đông nhưng xanh tươi trong những tháng ngày còn lại trong năm, và vì tán lá xanh um mở rộng như chiếc dù che nắng mưa, phượng vỹ có lẽ vì thế được ưa chuộng trong những khuôn viên học đường, trong những công viên, dọc theo hai bên đường phố để tạo được bóng mát trên đường, và làm cảnh đẹp mỗi muà phượng nở . Học trò rất thích nhặt những cánh hoa để ép vào tập làm "bướm phượng", còn nhị hoa thì các cô cậu ngắt ra chơi... chọi gà. Cây Phượng thường được trồng trong sân trường. Mỗi lần hoa phượng nở là báo hiệu mùa hè, mùa thi đến. Có lẽ vì gắn bó với tuổi thơ và mái trường như vậy nên hoa Phượng còn được xem như Hoa Học Trò.

     Cây phượng tái sinh hạt và chồi đều mạnh, có thể phát triển tốt trên mọi loại địa hình: ven biển, đồi núi, trung du. Cây thuộc loại ưa sáng, mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ gây trồng. Tại  Việt Nam, phượng vĩ được trồng nhiều tại các thành phố lớn như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. Thành phố Hải Phòng là khu vực trồng rất nhiều phượng vĩ, vì thế thành phố này còn được gọi một cách văn chương là "thành phố Hoa Phượng Đỏ". Nhà thơ Thanh Tùng có bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát cùng tên, viết về những kỷ niệm của tuổi trẻ với mùa hoa phượng vĩ.   
              Tóm lại, phượng vĩ là loài hoa gắn liền với tuổi học trò. Không chỉ có học trò yêu hoa phượng mà ai ai cũng thích vì vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa này. 

No comments:

Post a Comment